Trường MN Ánh Dương chuẩn bị một số công tác cho năm học 2021 – 2022.

Hiện nay, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 có những dấu hiệu đáng mừng, nhưng chúng ta vẫn không thể chủ quan, vẫn phải tiếp tục nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, bên cạnh đó vẫn phải chuẩn bị một số công tác cho năm học mới.
I.Đối với bản thân
– Trong thời gian còn chưa thể đến lớp, bản thân đã lên ý tưởng để trang trí các góc trong lớp theo hướng mở và làm sẵn các vật liệu để trang trí lớp để đến khi trẻ có thể đi học lại thì đã có thể sẵn sàng trang trí lớp học, tạo môi trường thu hút trẻ đến trường. Chuẩn bị một số đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động.
– Cập nhập kịp thời tình hình dịch bệnh cũng như chỉ đạo của cấp trên để chủ động nắm bắt và thực hiện đúng các biện pháp phòng chống dịch.
II. Công tác vệ sinh
Sau khi hết thời gian nghỉ dịch bệnh, bản thân sẽ chuẩn bị tốt các điều kiện sẵn sàng đón học sinh trở lại lớp học tập bình thường, thực hiện đầy đủ các bước vệ sinh theo quy trình để đảm bảo an toàn cho trẻ như sau:
1. Vệ sinh phòng học:
Bước 1: Mang phương tiện phòng hộ cần thiết, chuẩn bị đủ phương tiện vệ sinh, đặt biển báo theo đúng quy định.
Bước 2: Pha dung dịch làm sạch bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường (hoặc dung dịch khử khuẩn khi có trường hợp nhiễm khuẩn).
Bước 3: Thu dọn đồ đạc, loại bỏ những đồ vật không cần thiết ra khỏi phòng.
Bước 4: Lau/quét ẩm cho sạch bụi và hốt sạch chất thải, chú ý các góc ở dưới gầm bàn, ghế, hộc bàn, …
Bước 5: Lau các vật dụng, thiết bị trong phòng, cửa ra vào, tay nắm cửa.
Bước 6: Lau sàn nhà phòng học
2. Vệ sinh bề mặt bàn, ghế, vật dụng trong phòng học, phòng họp, khu vực sinh hoạt chung.
Đây là những bề mặt thường chứa các mầm bệnh có nguồn gốc từ môi trường và dịch tiết khi ho, hắt hơi. Các bước thực hiện tương tự như vệ sinh bề mặt, thường thực hiện trước khi vệ sinh sàn nhà.
2.1. Đối với các bề mặt thông thường. Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất vệ sinh, mặc phương tiện phòng hộ cá nhân.
Bước 2: Pha hóa chất lau bề mặt theo quy định.
Bước 3: Dọn dẹp và lấy bỏ các đồ đạc không cần thiết, các chất thải có trên các bề mặt bàn, ghế trong khu vực cần vệ sinh cho vào thùng đựng chất thải.
Bước 4: Lau sạch bụi bằng khăn ẩm, kế đến lau bằng nước xà phòng, sau cùng lau lại bằng nước sạch và dùng khăn sạch để lau khô.
Bước 5: Dọn dẹp, kê gọn gàng đồ đạc trong khu vực vệ sinh.
Bước 6: Thu dọn, đưa chất thải, dụng cụ ra khỏi phòng.
Bước 7: Tháo găng tay và rửa tay.
2.2. Đối với các bề mặt nhiễm khuẩn. Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất làm sạch và khử khuẩn, mang phương tiện phòng hộ cá nhân.
Bước 2: Pha hóa chất khử khuẩn bề mặt theo quy định.
Bước 3: Dọn dẹp và lấy bỏ các đồ đạc không cần thiết, các chất thải có trên các bề mặt giường, bàn, ghế, đệm trong khu vực cần vệ sinh cho vào thùng đựng chất thải.
Bước 4: Lau sạch bụi bằng khăn ẩm, kế đến lau bằng nước xà phòng, sau cùng lau lại bằng nước sạch, để khô lau lại với dung dịch khử khuẩn và để khô.
Bước 5: Dọn dẹp, kê gọn gàng đồ đạc trong khu vực vệ sinh.
Bước 6: Thu dọn, đưa chất thải, dụng cụ ra khỏi phòng.
Bước 7: Tháo găng tay và rửa tay.
3. Vệ sinh trần nhà, tường, cửa và các vật dụng khác (vệ sinh hàng tuần) bao gồm: quét trần tường, cửa sổ, đèn, quạt, lau kính, vệ sinh sinh sàn nhà,…Các bước thực hiện:
Bước 1: Thông báo cho khu vực cần phải vệ sinh về kế hoạch vệ sinh trần nhà, tường, quạt, đèn,….
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất vệ sinh và mang phương tiện phòng hộ cá nhân.
Bước 3: Quét nhẹ nhàng, cẩn thận trần nhà, tường, cửa từ trên xuống theo 1 chiều loại bỏ bụi và màng nhện, chú ý tránh bụi rơi vào mắt.
Bước 4: Lau cửa, kính, tường men, các dụng cụ như quạt trần, đèn, v.v… bằng chất tẩy rửa thông thường, sau đó lau lại bằng nước sạch và lau khô bằng khăn sạch.
(Nếu bề mặt quá bẩn có thể dùng bàn chải và chất tẩy rửa cọ rửa sạch sẽ và lau xử lý hết các vết bẩn trên trần, tường, sau đó lau lại bằng nước sạch).
Bước 6: Lau sàn nhà và những đồ vật có thể bị vấy bẩn trong quá trình vệ sinh theo quy trình.
Bước 7: Thu dọn, đưa chất thải, dụng cụ ra khỏi phòng.
Bước 8: Tháo găng tay và rửa tay.
4. Vệ sinh bồn rửa tay
Bồn rửa tay sạch, không có các đồ vật không cần thiết và có đầy đủ phương tiện cho thực hiện vệ sinh tay bao gồm: Quy trình vệ sinh tay, xà phòng, khăn/giấy lau tay dùng 1 lần, thùng đựng khăn bẩn phải có nắp đậy, luôn sạch sẽ và có sẵn tại bồn rửa tay. Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất vệ sinh, mang phương tiện phòng hộ cá nhân (chú ý mang găng tay dày, tạp dề chống thấm)
Bước 2: Pha hóa chất lau bề mặt theo quy định
Bước 3: Dọn dẹp và lấy bỏ các đồ đạc không cần thiết, các chất thải có trên các bề mặt bồn rửa tay cho vào thùng đựng chất thải
Bước 4: Vệ sinh theo thứ tự:
– Thấm ướt khăn lau trong dung dịch làm sạch và vắt kỹ, bắt đầu làm vệ sinh từ bên ngoài vào bên trong bồn rửa tay, thùng đựng khăn lau tay, chai đựng xà phòng.
– Lau các bề mặt quanh chậu rửa, bao gồm gạch lát tường, các gờ, các ống dẫn, phần bên dưới bồn rửa, chỗ để khăn giấy, chỗ để xà phòng, lau bên trong và ngoài chậu, trong đó có miệng vòi, dây giật nước, vòi nước và ống thoát nước.
– Cho nước chảy từ vòi ra rửa kỹ bồn, cho nước chảy vào ống thoát nước, kiểm tra độ thông thoáng hệ thống nước thải và làm sạch ống thoát nước bằng bàn chải.
– Đánh bóng các bộ phần bằng kim loại làm bằng thép không rỉ hoặc inox với chất làm sạch và bóng của vòi nước, tay cầm hoặc bồn rửa.
Bước 5: Bổ sung thêm xà phòng và khăn/giấy lau tay (nếu cần)
Bước 6: Thu gom phương tiện vệ sinh bề mặt.
Bước 7: Tháo găng tay và rửa tay.
5. Vệ sinh nhà vệ sinh
Mục đích: Đảm bảo phòng vệ sinh, bồn rửa tay, tường luôn sạch sẽ không có chất thải rơi vãi ra bên ngoài và không có mùi hôi.
Tần suất: làm vệ sinh tối thiểu 02 lần cho nhà vệ sinh trong các phòng học, nhà vệ sinh nhân viên; 03 lần/ngày cho nhà vệ sinh công cộng và khi cần (nhà vệ sinh hôi, bẩn, đổ nước, dịch bắn tóe ra bên ngoài, lên tường, sàn,…). Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị phương tiện vệ sinh đầy đủ, rửa tay mang khẩu trang, tạp dề chống thấm, đeo găng tay dầy quá cổ tay.
Bước 2: Xả nước bồn cầu – đóng nắp khi xả.
Bước 3: Đổ/bôi chất tẩy rửa vào trong bồn cầu bao gồm cả phần dưới vành bệ và các vùng có ứ đọng chất bẩn, nắp bồn cầu, bệ ngồi, các bờ tường, chân tường,…
Bước 4: Dùng cọ rửa vệ sinh chuyên dụng để làm sạch tất cả những vết bẩn trên tường, bắt đầu làm sạch từ chỗ cao nhất xuống đến chỗ thấp nhất, từ bên ngoài vào bên trong và từ chỗ sạch đến chỗ bẩn:
– Làm sạch bên ngoài và xung quanh bồn cầu, bao gồm cả vòng nắm, giá để giấy vệ sinh, hệ thống ống dẫn, các thùng vệ sinh, bể chứa nước, nắp bồn cầu, bên trên, bên dưới và các bản lề (bao gồm cả các thùng vệ sinh).
– Cọ rửa bên ngoài và xung quanh bồn cầu bằng chổi cọ chuyên dụng, đặc biệt là các vết ố, dòng nước và dưới vành bồn cầu.
Bước 5: Xả nước rửa bồn cầu, rửa chổi cọ trong nước xả, vệ sinh cán chổi cọ.
Bước 6: Sau cùng dùng giẻ lau chỗ ngồi ở bồn cầu, tay gạt nước xả, nắp bồn cầu, đóng nắp, kiểm tra và bổ sung giấy vệ sinh nếu cần.
Bước 7: Thu gom và xử lý các chất thải giấy vệ sinh hàng ngày hoặc khi cần. Vệ sinh thùng đựng chất thải hàng ngày.
Bước 8: Thu dọn dụng cụ; Tháo găng và vệ sinh tay
III. Đối với phụ huynh
– Tuyền truyền đến phụ huynh về tình hình diễn biến của dịch bệnh và hướng dẫn phụ huynh các biện pháp phòng chống dịch qua zalo nhóm, lớp.
– Chủ động thông báo đến phụ huynh thời gian trẻ đến trường bằng zalo hoặc số điện thoại, có thể đăng thông tin trên trang facebook cá nhân để phụ huynh kịp thời nắm bắt.
– Vận động phụ huynh an tâm đưa trẻ đến trường khi tình hình dịch bệnh đã lắng xuống.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Tánh – GV trường MN Ánh Dương