CÁCH PHÒNG BỆNH CHO TRẺ KHI VÀO MÙA MƯA

Sắp bắt đầu vào mùa mưa, các bé sẽ rất dễ bị bệnh. Quý phụ huynh hãy ghi nhớ một số cách phòng bệnh cho trẻ khi sắp vào mùa mưa được chia sẻ ở bài viết dưới đây để giúp con yêu ít ốm vặt, luôn khỏe mạnh để phụ huynh yên tâm lúc giao mùa nhé.

  1. Giữ vệ sinh sạch sẽ

– Vi khuẩn thường tồn tại ở những vật trung gian như khăn, cốc, đồ chơi,… Các mẹ cần tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng hàng ngày. Bên cạnh đó, mẹ cần hướng dẫn bé rửa tay để đảm bảo bàn tay được sạch sẽ, luyện cho bé không mút tay và không cho đồ chơi vào miệng. Đồ chơi phải được thường xuyên rửa sạch sau đó phơi nắng, không nên để dưới sàn nhà. Có thể lau sàn nhà bằng các dung dịch như Cloramin B…

– Không tắm trẻ khi cơ thể trẻ mới vừa vận động và đang đổ mồ hôi hãy để trẻ nghỉ ngơi và hết mồ hôi mới được tắm.

– Giữ nhà ở luôn khô ráo, thoáng mát. Khi có ánh nắng cần mở cửa sổ, kéo rèm để ánh nắng lọt vào càng nhiều càng tốt. Dọn dẹp bụi rậm, ao tù nước đọng, diệt bọ gậy, diệt muỗi, cho trẻ ngủ trong màn kể cả ban ngày.

– Hạn chế cho con tiếp xúc với người bệnh. Trẻ mắc bệnh nên cho nghỉ học và không tiếp xúc với trẻ khác ít nhất 7 ngày.

– Khi đi ra ngoài nên rèn cho bé thói quen đeo khẩu trang vì rất có lợi cho sức khỏe. Giúp cản bụi và ngăn ngừa được virus, vi khuẩn lây qua đường hô hấp

1

  1. Nhỏ nước muối sinh lý

Thời tiết thay đổi dễ khiến mũi của trẻ bị khô, ngạt hoặc sổ mũi. Các mẹ nên nhỏ mũi cho con 3-4 lần khi con có biểu hiện hắt hơi nhiều, nhỏ 6-7 lần khi con bắt đầu sổ mũi. Vì chỉ cần vài giọt nước muối ấm sẽ giúp con dễ thở hơn, làm sạch được chất nhầy và ngăn ngừa dịch mũi chảy xuống cổ họng gây viêm họng và ho.

Các bước nhỏ mũi đúng cách:

Bước 1: Đặt trẻ nằm ngửa nghiêng đầu nhẹ sang 1 bên. Đặt vòi phun chai nước muối biển vào sát vách lỗ mũi, chú ý không được dí sâu vào trong mũi bé.

Bước 2: Nhỏ nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước muối biển pha loãng vào mũi khoảng 2 giọt, chú ý khi nhỏ không được đặt đầu ống nhỏ vào sâu mũi của bé.

Bước 3: Lặp lại động tác trên với đầu trẻ nghiêng về bên còn lại.

Bước 4: Sau đó khoảng từ 30 giây đến 1 phút khi nước muối sinh lý đã thấm vào làm loãng dịch mũi trong hốc mũi, dùng bóng hút hút  dịch mũi ra. Khi dùng bóng hút hút dịch một bên thì bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi tuyệt đối không được đưa sâu vào mũi trẻ, lấy tay bít mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra.

  1. Tăng sức đề kháng cho trẻ

– Khuyến khích trẻ tập thể dục phù hợp với lứa tuổi.

– Đảm bảo đủ thời gian ngủ.

– Nên cho trẻ uống nước ấm. Hạn chế cho trẻ uống nhiều nước đá hoặc ăn kem, đồ lạnh vì rất dễ bị đau họng.

– Bổ sung các thức ăn dinh dưỡng cho trẻ

+ Rau xanh và trái cây có màu: Trong các loại rau xanh và trái cây có màu chứa rất nhiefu sắt, kẽm và vitamin hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cơ thể.

+ Hải sản: Hải sản như tôm, cua, ca, ngao,…. giúp kích thích tế bào bạch cầu sản xuất cytokine – loại protein trừ khử virus khỏi cơ thể. Đặc biể, những loại cá giàu axit béo omega3 như cá hồi, cá ngừ,… càng có khả năng giảm nhiềm vi trung, bảo vệ phổi khỏi những đợt cảm lạnh và viêm đường hô hấp.

+ Trái cây: Có thể cho trẻ uống nước cam vắt, nước bưởi ép, mật ong pha nước ấm, nước chanh ấm để bảo vệ và nâng cao sức khỏe.

+ Sữa chưa: Trong sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi đặc biệt là probiotic, chúng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giúp cơ thể trẻ chống lại bệnh tật hiệu quả đặc biệt là những bệnh phổ biến như bệnh cảm lạnh hoặc viêm họng

.2

 

  1. Trang phục phù hợp cho trẻ

Thời tiết giao mùa có thể sáng lạnh, trưa nóng rồi chiều lại lạnh. Vì vậy các mẹ cần mặc quần áo phù hợp cho bé. Bởi mặc ấm quá thì trẻ sẽ ra nhiều mồ hơi, mà mặc phong phanh thì lại dễ bị các bệnh về đường hô hấp hoặc cảm lạnh.

+ Nếu bé đi học thì trong balo các mẹ chuẩn bị cho con quần áo cả 3 mùa: áo khoác khi đi đường, bộ dài tay nếu trời trở gió, bộ ngắn tay nếu trời nóng.

+ Lưu ý cả quần áo khi đi ngủ cho trẻ các mẹ nhé.

3

Trên đây là một số biện pháp giúp trẻ phòng bệnh khi sắp vào mùa mưa, hy vọng sẽ giúp ích cho quý phụ huynh trong việc phòng bệnh cho trẻ./.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Tánh – GVPTL