Nguyên nhân và Cách phòng tránh cho trẻ thừa cân béo phì và phục hồi cho trẻ thừa cân béo phì” tại lớp lá 2 trường mẫu giáo Ánh Dương

  1. Thừa cân béo phì là gì?

1.Khái niệm

Thừa cân béo phì là tình trạng cân nặng của trẻ vượt quá quy định so với trọng lượng độ tuổi của trẻ, tích lũy mỡ thái quá không bình thường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho trẻ.

  1. Các yếu tố nguy cơ gây béo phì

Có nhiều yếu tố dẫn đến thừa cân, béo phì. Trong đó, thói quen trong ăn uống: Như phổ biến nhất là tình trạng năng lượng khẩu phần vượt quá nhu cầu, nhất là năng lượng do chất béo và bột đường bánh kẹo cung cấp hằng ngày cho trẻ

Trẻ nhỏ được nuôi bằng sữa bò có nguy cơ thừa cân – béo phì cao hơn trẻ bú mẹ, vì thức ăn nhân tạo giàu protein và muối, làm tăng áp lực thẩm thấu, gây cảm giác khát, kích thích trẻ ăn nhiều hơn.

Trẻ ít tham gia hoạt động thể lực cũng là yếu tố nguy cơ thừa cân, béo phì. Hiện có nhiều trẻ không tham gia thể dục thể thao, ít đi bộ, đi xe đạp… mà dành nhiều thời gian cho hoạt động tĩnh như xem vô tuyến, chơi điện tử. Theo một số nghiên cứu, trong khi xem vô tuyến, sự trao đổi chất giảm đáng kể.

Ngủ ít cũng gây béo vì làm giảm tiêu mỡ (quá trình này diễn ra mạnh nhất vào ban đêm khi ngủ). Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh mối liên quan giữa thời gian ngủ ngắn với chứng béo phì.

Yếu tố gia đình, di truyền:Tuy chưa chứng minh được đầy đủ vai trò của di truyền đối với chứng thừa cân, béo phì nhưng thực tế cho thấy, nguy cơ này sẽ tăng lên ở những đứa trẻ có cha hoặc mẹ nặng cân, đặc biệt là khi cả cha mẹ đều béo, đột biến đơn gen, tác động đa gen.

Các cháu được cha mẹ cưng chiều cung cấp nhiều chất bột đường, ít cho trẻ thực hiện phục vụ cá nhân, làm thay trẻ.

Yếu tố kinh tế xã hội

Bệnh nội tiết: Do tác dụng phụ của thuốc

  1. Hậu quả của chứng thừa cân, béo phì

Chứng thừa cân, béo phì ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện cho trẻ cũng như sức khỏe của trẻ khi trưởng thành.

Những trẻ béo sẽ ngừng tăng trưởng sớm. Trước dậy thì, chúng thường cao hơn so với tuổi nhưng khi dậy thì, chiều cao ngừng phát triển và trẻ có xu hướng thấp hơn so với bạn bè. Ngoài ra, chứng béo phì cũng làm tăng nguy cơ bệnh tật (tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, sỏi mật, viêm khớp…) và tử vong. Mắc các bệnh về da, do cọ xát giữa quần ao với da khi vận động. Mắc các bệnh về hô hấp; về tim mạch; đường tiêu hóa; về nội tiết và chuyển hóa. Hậu quả về kinh tế xã hội của béo phì, gây ảnh hưởng đến tâm lý ở trẻ em.

Trẻ thừa cần béo phì gây ra sự mệt mõi, lười vận động ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ.

  1. Phòng chống và phục hồi cho trẻ thừa cân béo phì
  2. Để dự phòng thừa cân và béo phì, cần chăm sóc tốt cho trẻ

1.1. Chế độ ăn hợp lý

Phụ huynh cần thực hiện chế độ chế độ ăn uống, cần đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng để trẻ phát triển bình thường; khuyến khích ăn rau và hoa quả. Hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu năng lượng, nghèo vi chất dinh dưỡng và đồ uống có đường, có ga hằng ngày cho trẻ, cần tăng cường hoạt động thể lực với các loại hình và mức độ thích hợp theo từng lứa tuổi (như đi bộ, chạy nhảy, bơi lội…). Sinh hoạt điều độ, hạn chế xem vô tuyến, chơi điện tử hoặc thức quá khuya.

Tập cho trẻ công tác tự phục vụ bản thân với công việc vừa sức

1.2. Chương trình sữa học đường

1.3. Chương trình bữa ăn học đường:

1.4. Tập cho trẻ thói quen đi ngủ sớm trước 21 h.

          1.5. Tăng cường hoạt động thể lực

  1. 6. Theo dõi sự tăng trưởng cân nặng của trẻ hàng tháng, hàng quí

1.7. Tuyên tuyền, tư vấn cho phụ huynh học sinh vệ ích lợi và tác hại của thừa cân béo phì, cách phòng tránh và phục hồi cho trẻ bị thừa cân béo phì.

2/ Công tác trao đổi phối hợp sự chăm sóc giữa nhà trường và gia đình cho trẻ thừa cân béo phì

Cha mẹ cần phối hợp với giáo viên phụ trách nhóm lớp để phát hiện sớm trẻ thừa cân, béo phì để xử trí kịp thời. Chế biến khẩu phần ăn của trẻ cần cân đối, hợp lý, nên phối hợp nhiều loại thức ăn, tránh ăn một loại thực phẩm nào đó. Nếu uống sữa nên uống không đường, trẻ lớn nên uống sữa gầy (sữa bột tách bơ). Không nên uống sữa đặc có đường, bánh kẹo đồ ngọt, nước có ga.

Giáo viên phối hợp với gia đình cần có chế độ ăn riêng cho trẻ khi chế biến thức ăn: Hạn chế các món rán, xào, nên làm các món luộc, hấp, kho. Nên nhai kỹ và ăn chậm, ăn đều đặn, không bỏ bữa, không để trẻ quá đói, vì nếu bị quá đói, trẻ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích luỹ nhanh hơn.

Tuyên truyền phụ huynh hạn chế tối đa cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga Cho trẻ ăn ít các loại bánh kẹo, Không nên dự trự sẵn các loại thức ăn giàu năng lượng như: Bơ, pho mát, bánh, kẹo, chocoat, kem, nước ngọt trong nhà.

Tuyên truyền phụ huynh không nên cho trẻ ăn vào lúc tối trước khi đi ngủ. So với điều trị bằng chế độ ăn, tăng cường hoạt động thể lực tỏ ra có hiệu quả hơn, giúp trẻ phát triển chiều cao và duy trì sức khoẻ tốt.

Ở trường giáo viên khuyến khích động viên các cháu tham gia vào các hoạt động cùng nhóm bạn, tham gia các trò chơi vận động, trò chơi có luật..

Tạo cơ hội cho trẻ tăng cường vận động để phát triển cân đối, không bì thừa cân, béo phì khuyến khích, động viên tạo niềm thích thú cho trẻ tham gia rèn luyện các hoạt động thể dục ở các nhóm góc…điều đặng hằng ngày

Các bậc cha mẹ cần quan tâm ủng hộ và tạo mọi điều kiện giúp trẻ năng động. Chú trọng những sở thích của trẻ tham gia các môn thể thao dễ dàng gần gũi với cuộc sống như: Đi bộ đến trường, chạy, nhảy dây, đá bóng, đánh cầu lông, đá cầu, leo cầu thang… Nên hướng dẫn trẻ làm các công việc ở nhà: Lau dọn nhà cửa, xách nước tưới cây, bưng bê đồ đạc… Hạn chế ngồi xem tivi, video, trò chơi điện tử… Cân đối hợp lý giữa học và chơi, nên tạo điều kiện để trẻ được vui đùa chạy nhảy sau những giờ học căng thẳng để trẻ có thể phát triển cân đối cả thể chất và tinh thần. Thực hiện tại gia đình: Gia đình hạnh phúc có nếp sống vǎn hoá, nǎng động, lành mạnh, không sinh con thứ ba./.

Người sưu tầm: Lê Hoàng Anh