Tuyên truyền đến phụ huynh “Chuẩn bị cho trẻ vào lớp một

1/ vì sao cần chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một?

Như chúng ta đã biết “Lớp 1 là móng, cấp 1 là nền”, bởi vậy, việc chuẩn bị tâm thế cho một trẻ vào lớp 1 được coi là hết sức quan trọng. Trong những năm gần đây, khi điều kiện kinh tế phát triển, sự quan tâm, đầu tư của nhiều bậc phụ huynh chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 lại càng mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Đó là một việc đáng mừng. Tuy nhiên, chuẩn bị những gì cho trẻ, đầu tư như thế nào cho đúng cái trẻ cần khi bước vào lớp 1 lại là vấn đề đang rất cần trao đổi, định hướng.

Khi trẻ bước vào học lớp một là giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên Tiểu học, là bước ngoặc quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng tự tin để vào lớp một, chính vì thế việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ như thế nào để trẻ không ngỡ ngàng, hụt hẳng hông qua các hoạt động trong ngày chúng ta cần chú trọng rèn luyện những kiến thức, kĩ năng cho trẻ như: Nhận biết môi trường xung quanh, các chữ cái, chữ số, thực hiện một số quy tắc ứng xử, giao tiếp với mọi người, rèn cho trẻ tính tự tin, kĩ năng tự phục vụ, biết sử dụng nhà vệ sinh công cộng, biết tự ăn uống, trước khi ăn phải biết rửa tay đúng cách, biết tự rửa mặt, chải đầu, đánh răng, tự thay quần áo … đó là những việc trẻ 5 tuổi bước vào lớp một cần có với 1 tâm thế tự tin bước vào cấp học mới.

Thực tế cho thấy rất nhiều vị phụ huynh vì quá lo lắng, quá nóng vội nên đã muốn “sắm sửa” cho trẻ những “hành trang” không cần thiết, thậm chí rất sai lệch. Trẻ cần có các yếu tố về thể lực, kĩ năng, tâm lí, ngôn ngữ…chưa đáp ứng với các yêu cầu vận động, sinh hoạt, học tập, giao tiếp của học sinh lớp 1. Trẻ hơn nhau một vài tháng là khác hẳn nhau về khả năng tiếp thu, vốn ngôn ngữ và khả năng giao tiếp. Chính vì vậy kết quả học tập không cao. Hay dạy trước cho trẻ những bài trong chương trình, sách giáo khoa lớp 1. Nhiều phụ huynh vì quá nôn nóng, lo lắng đã bắt con học trước cả mấy tháng hè, kể cả đánh vần, tập viết, làm toán, kể chuyện… theo sách giáo khoa lớp 1, thậm chí cả các tài liệu tham khảo, nâng cao… Chính vì vậy khi bước vào lớp 1 trẻ sẽ rất nhàm chán, mất hứng thú, chủ quan, không tập trung ngay khi các con phải học những bài học đầu tiên mà không có gì mới mẻ, thích thú. Đó là chưa kể nhiều vị phụ huynh chưa nắm được kĩ thuật tập viết đã cho con cầm bút bi, bút mực viết quá sớm. Cầm bút sai (kĩ thuật và khoảng cách) từ đầu sẽ trở thành cố tật hết sức khó khắc phục, chắc chắn sẽ dẫn đến viết chậm, viết xấu và ngại viết.

Ở lứa tuổi mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội, thẩm mĩ…qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Nhưng lên lớp 1 học tập lại là hoạt động chủ đạo. Vậy làm thế nào để trẻ có một kiến thức, một hành trang vững vàng để trẻ mạnh dạn tự tin, sẵn sàng bước vào một môi trường mới không hụt hẫng về tâm lý cũng như có những tố chất sẵn sàng cho việc học lớp 1? Đó là một câu hỏi không chỉ khiến các giáo viên trăn trở mà đó còn là câu hỏi cho cả gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Tam Nông cũng như trường mẫu giáo Ánh Dương và những giáo viên trực tiếp dạy các cháu 5 rất quan tâm đến vấn đề này. Tất cả đều xác định một trong những nhiệm vụ giáo dục quan trọng của người giáo viên, chính đó là việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đẩy mạnh phổ cập cho trẻ em 5 tuổi, thực hiện nghiêm túc việc  không được dạy trước chương trình: “Tuyệt đối không dạy trẻ tập viết chữ trước khi vào lớp 1” và làm tốt công tác hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học. Từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện, tạo nền tảng vững vàng cho trẻ có một hành trang vững bước tự tin khi bước vào lớp 1.

2/ Công tác phối hợp giữa trường mầm non, gia đình và trường tiểu học

Ban giám hiệu nhà trường mầm non cần phối hợp với phụ huynh và trường tiểu học đưa cháu đến tham quan trường tiểu học, làm quen các thầy cô giáo, anh chị đang học, phòng lớp, bàn ghế, tập sách đồ dùng học tập để sử dụng trong trường tiểu học, cho trẻ làm quen cũng như tạo hứng thú và lòng ham muốn đến học ở trường tiểu học và khơi gợi cho trẻ nói lên ước mơ của bản thân khi được vào lớp một, môi trường trẻ bước vào năm học mới.

Trên đây là một vài ý kiến muốn trao đổi tới các bậc phụ huynh để cùng nhau chuẩn bị tâm thế vững vàng nhất cho trẻ khi bước vào lớp một, rất mong được sự tham gia đóng góp của các bậc phụ huynh và đồng nghiệp để nhà trường hoàn thành tốt chương trình công tác CSGD trẻ những năm tiếp theo.