Tuyên truyền về cách phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ.

  1. Thế nào là suy dinh dưỡng?

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể.

Biểu hiện của suy dinh dưỡng là trẻ chậm lớn, có tầm vóc thấp bé hơn trẻ bình thường, dễ mắc bệnh, kém linh hoạt, kết quả học tập cũng bị ảnh hưởng do thiếu các vi chất có liên quan đến sự phát triển của trí não như sắt và iốt. Suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng mắc phải khi mức cung ứng các chất dinh dưỡng thiếu so với nhu cầu sinh lý của trẻ.

Tuy vậy, các thể suy dinh dưỡng này cũng có ý nghĩa quan trọng vì đứa trẻ dễ mắc bệnh, tăng nguy cơ tử vong và thường kèm theo thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng. Đáng chú ý là trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ và vừa ít được người mẹ, các thành viên khác trong gia đình chú ý tới vì trẻ vẫn bình thường. ở một cộng đồng (xóm, làng, xã) có nhiều trẻ suy dinh dưỡng, ta càng khó nhận biết được vì chúng đều “nhỏ bé” như nhau. Do đó, suy dinh dưỡng trẻ em cần được sự quan tâm của mọi người.

  1. Những nguyên nhân thường gặp:

Suy dinh dưỡng có thể xảy ra do giảm cung cấp chất dinh dưỡng, tăng tiêu thụ dưỡng chất hoặc cả hai. Cụ thể:

  1. Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con: trẻ không được bú sữa mẹ, cho ăn giặm không đúng cách, không biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với trẻ, cho trẻ ăn quá ít lần trong ngày, kiêng khem quá đáng khi trẻ bệnh.
  2. Trẻ biếng ăn. Có nhiều lý do như:

– Thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng.

– Chế biến thức ăn không hợp khẩu vị và lứa tuổi của trẻ.

– Cách chăm sóc trẻ không phù hợp (quá căng thẳng dẫn đến biếng ăn tâm lý).

images (1)

  1. Trẻ em sinh ra trong các gia đình nghèo, không có đủ thực phẩm để ăn.
  2. Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng như giun, sán,…
  3. Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn: trẻ hoạt động quá nhiều, hoặc sống trong môi trường quá nóng, quá lạnh, làm tiêu hao năng lượng nhiều; hoặc trẻ bị bệnh nặng có nhu cầu các dưỡng chất cao mà không được cung cấp tăng cường.

          III. Cần can thiệp sớm

Ðối với trẻ suy dinh dưỡng, việc hồi phục đòi hỏi một khoảng thời gian dài.

Riêng chiều cao có thể trẻ sẽ không trở về được chuẩn trung bình như chúng ta mong muốn dù được điều trị hết sức tích cực. Vì vậy, việc can thiệp sớm ngay từ khi trẻ có một trong những biểu hiện rối loạn về dinh dưỡng là điều quan trọng.

Các biểu hiện này bao gồm:

  1. Biếng ăn.
  2. Kém linh hoạt hoặc ưa quấy khóc.
  3. Chậm tăng cân hoặc đứng cân liên tục trong 2-3 tháng.
  4. Chậm tăng chiều cao hoặc không tăng chiều cao liên tục trong 2-3 tháng.
  5. Rối loạn giấc ngủ(ngủ trằn trọc, ngủ giấc ngắn,  giật mình khóc thét khi đang ngủ).
  6. Rụng tóc vùng chẩm (chiếu liếm).
  7. Chậm mọc răng.
  8. Da xanh dần, cơ nhão dần.
  9. Chậm biết đi.
  10. Thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng.
  11. Làm thế nào để biết trẻ bị suy dinh dưỡng?

Theo dõi cân nặng hàng tháng là cách tốt nhất để nhận ra đứa trẻ bị suy dinh dưỡng hay không. Trẻ bị suy dinh dưỡng khi không tăng cân, nhẹ cân hơn đứa trẻ bình thường cùng tuổi. Căn cứ vào biểu đồ theo dõi sức khỏe trẻ.

*Các thể loại suy dinh dưỡng: Chia  ra làm 3 thể:

– Thể nhẹ cân hay cân nặng theo tuổi thấp: Phản ánh cả sự chậm của quá trình tăng trưởng trong tình trạng thiếu dinh dưỡng.

– Thể thấp còi: Thể còi cọc là một biểu hiện của sự chậm phát triển, thiếu về chiều cao theo chuẩn của độ tuổi hoặc một dấu hiệu của sự chậm lớn.

– Thể gầy còm: Thể gầy còm phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng cấp tính do không lên cân hoặc đang tụt cân.

  1. Ðể phát hiện sớm những biểu hiện này, cha mẹ cần:

– Theo dõi sát chế độ ăn của trẻ: xem trẻ có ăn hết suất và đủ bữa không.

– Quan sát da, cơ, răng, tóc của trẻ xem có những thay đổi như trên đã trình bày.

– Quan sát sự phát triển vận động của trẻ xem có bình thường (lật, ngồi, đứng chựng, đi… có đúng với lứa tuổi).

– Thường xuyên đưa trẻ đến cơ quan y tế để cân, đo chiều cao mỗi 1-2 tháng, điều này giúp phát hiện nhanh chóng tình trạng chậm tăng cân, chậm tăng chiều cao của trẻ.

– Xem trẻ có thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng không.

Cách phòng  bệnh:

– Chăm sóc trẻ từ trong bụng mẹ

– Nuôi con bằng sữa mẹ và thức ăn bổ sung

– Tiêm chủng đúng lịch

– Theo dõi cân nặng: trẻ dưới 24 tháng tuổi cân mỗi tháng 1 lần. trẻ trên 24 tháng tuổi cân đo 3 tháng/ lần để phát hiên sớm suy dinh dưỡng

Trên đây là những nguyên nhân, cách phòng tránh bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em mong qua buổi tuyên truyền nay chúng ta sẽ có thêm kiến thức để chăm sóc trẻ có sức khỏe tốt hơn./.

Võ Minh Thanh Thảo – YTTH – MGAD